Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Chuong 1: Công tác đất



Chương I:

Câu 1: Công tác đất trong xây dựng

Vị trí:
Là công tác thường gặp khi thi công các công trình, nhiều khi chiếm tỉ trọng lớn.
Quyết định chất lượng và tiến độ thi công công trình.

Phân loại:
Theo mục đích:
Công trình bằng đất: đê, đập, mương, nền đường
Công tác đất phục vụ các công tác khác: hố móng, rãnh đặt đường ống, …
Theo thời gian: lâu dài (đê, đường) ngắn hạn (hố móng, rãnh thóat nước)
Theo khối lượng: tập trung (san lấp, hố móng) chạy dài (đê, đường)

Các dạng:
Đào: hạ độ cao mặt đất tự nhiên xuống độ cao thiết kế (V+)
Đắp: nâng độ cao mặt đất tự nhiên lên độ cao thiết kế (V-)
San: làm phẳng một diện tích đất, bao gồm cả đào và đắp
Bóc: bóc bỏ một lớp đất có độ dày được thiết kế
Lấp: làm đầy một hố sâu đến độ cao bằng độ cao mặt đất xung quanh
Đầm: là truyền xuống đất những tải trọng có chu kỳ nhằm ép đẩy không khí,
2






nước trong đất ra ngoài, làm tăng độ chặt, tăng mật độ hạt trong 1 đơn vị thể tích, tạo
ra một kết cấu mới cho đất.


Câu 2: Độ ẩm của đất

Là tỉ lệ tính theo % củanước chứa trong đất
W=(G-G0)/G0
G: khối lượng tự nhiên
G0: khối lượng đất khô

Ảnh hưởng lớn đến công làm đất. Đất ướt quá hay khô quá đều khó thi công.
W>30%: ướt
W<5%: khô
5<W<30: dẻo <~ dễ làm nhất

Dung trọng của đất:

Là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất
Gamma=G/V
G: trọng luợng tự nhiên
V: thể tích

Dung trọng thể hiện độ chắc của đất, dung trọng càng lớn đất càng chắc, công làm đất
càng lớn







Câu 3: Độ tơi của đất
Là tính chất thay đổi thể tích của đất trước và sau khi đào
Rô=(V-V0)/V0
V0: thể tích đất ban đầy
V: thể tích đất sau khi đào lên
Rô có thể âm, đất càng rắn độ tơi xốp càng lớn, càng tốn nhiều công vận chuyển đất
sau khi đào lên hay càng cần nhiều đất để thực hiện công tác lấp.

Câu 4: Độ ổn định mái dốc:
Độ dốc tự nhiên của đất là góc lớn nhất của mái dốc khi ta đào hay khi đổ đống mà
không gây sụt lở cho đất.
I=tg(anpha)=H/B
I phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất , độ dính của hạt đất và tải trọng tác dụng lên
mặt đất.

Độ dốc tự nhiên của đất ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công đào, đắp đất.
Biết được độ dốc tự nhiên của đất ta mới đề ra biện pháp thi công phù hợp và có hiệu
quả và an toàn







Phụ trợ:

Lưu tốc cho phép
* Định nghĩa: Lưu tốc cho phép là tốc độ tối đa của dòng chảy mà không gây xói lở
đất.
* Tính chất
+ Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng cao.
+ Đối với các công trình bằng đất tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy như đập, kênh,
mương... ta cần phải quan tâm đến tính chất này khi chọn đất để thi công. Đối với nền
công trình cần quan tâm đến tính chất này để có các biện pháp phòng chống sự cuốn
trôi của đất khi có dòng chảy chảy qua.
+ Muốn chống xói lở thì lưu tốc dòng chảy không được lớn hơn một giá trị mà tại
đó các hạt đất bắt đầu bị cuốn theo dòng chảy.


Phân loại đất:
Cấp đất
+ Cấp đất là mức phân loại dựa trên mức độ khó hay dễ khi thi công hay là mức
độ hao phí công lao động (thủ công hay cơ giới) nhiều hay ít. Cấp đất càng cao càng
khó thi công hay hao phí công lao động càng nhiều.
+ Trong thi công việc xác định cấp đất là rất quan trọng. Mỗi một loại cấp đất
ứng với một loại dụng cụ hay máy thi công, do đó việc xác định cấp ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất thi công và hiệu quả kinh tế của công




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét