Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Chuong 9:Công tác cốt thép

Chương IX Công tác cốt thép.


Câu 56: phân loại cốt thép

+) theo hình thức đóng kiện vận chuyển
- dạng cuộn (thường có Φ< 10mm)
- thép thanh có chiều dài từ 6-12m(thường có Φ > 10mm)
+) theo hình thù
- thép tròn
. thép nhẹ Φ<14mm
. thép nặng 14mm<Φ<40mm
. loại cực nặng Φ>40mm
- thép hình (chữ L, C, U ..)
+) theo hình dạng trong xây dựng
- thép trơn
- thép gai
+) theo độ bền
- nhóm AI : Ra=2100Kg/cm2
- nhóm AII : Ra=2700Kg/cm2
- nhóm AIII2 : Ra=3600Kg/cm2
- nhóm cường độ cao
+) theo chức năng và trạng thái làm việc
- thép chịu lực
- thép cấu tạo
- thép phân bố
- thép sự ứng lực

Câu 57: Gia cương cốt thép
Gia cường là làm cho cốt thép tăng cường độ chịu lực bằng cách làm cho thanh
thép chịu tải vượt quá giới hạn chảy ta thu dc thanh thép có cường độ lớn hơn trc
Chỉ áp dụng cho thép AI, AII và một phấn với thép AIII
1. Gia cường cốt thép bằng kéo nguội
Gây biến dạng cho thanh thép do kéo, làm cho thanh thép dãn ra khoảng 3-8%,
cương độ chịu lực tăng 20-30%. Áp dụng cho cốt thép Φ<22mm
2. gia cường cốt thép bằng dập nguội
Gây biến dạng do dập nguội, thanh thép bị dập cách quãng từ hai hay 4 mặt. có
tác dụng làm cho thanh thép tăng cường độ cũng như tăng độ bám dính với bê tông
Khi dập cho độ biến dạng từ 10-14% thì làm cho thanh thép dãn ra 4-7%, làm
cho cường độ tăng lên 25% và độ bám dính với bê tông tăng 1,7-2,4 lần
Do dập nguội dễ làm gấy thanh thép nên chỉ áp dụng cho thanh thép nhóm AI
3. Gia cường thép bằng chốt nguội
Thép dc gia cường do biến dạng do đc kéo nguội qua một lỗ nhỏ hơn đướng
kính thanh thép
Khi diện tích thanh thép biến đổi từ 10-20% thì thép giãn dài ra khoảng 20%
Chỉ áp dụng cho thép AI, AII với Φ<10mm



Câu 58: Nắn thẳng đánh gỉ, đo và cắt cốt thép
1. Nắn thẳng
Có vai trò quan trọng bới thanh thép thẳng có khả năng chịu lực tốt nhất, giúp
cho việc đo, cắt, uốn mới chính xác.
Nắn thẳng có thể thực hiện thủ công bằng vam, búa, nhưng thanh thép chỉ
tương đối thẳng.
đối với thép cuộn (Φ<10mm) thì dùng tời là tiện nhất, còn nếu trong nhà máy
thì ng ta thường dùng máy uốn

2. đánh gỉ
Đánh gỉ bằng chổi sắt, hoặc máy phun cát ( tuốt thép trong cát để làm sạch rỉ )

3. đo , cắt
Cần đo chiều dài thanh cốt thép theo đúng thiết kế, đánh dấu vị trí cần cắt. khi đo
cần chú ý trừ đi độ giãn dài của thanh thép nếu nó có gia công uốn. khi cắt hàng
loạt thì chiều dài có thể lấy cữ trên bàn cắt, hoặc dùng một thanh làm chuẩn, để
tranh sai số cộng dồn chỉ dùng 1thanh làm chuẩn để cắt.
Khi Φ<8mm cắt bằng kéo, khi 8mm<Φ<18mm cắt bằng sấn hoặc chạm. khi đường
kính thanh thép lớn hơn và nhất là thép thuộc nhóm C2,C3,C4 thì phải dùng que
hàn để cắt. Trong nhà máy có thể cắt bằng máy


Câu 59: Uốn cốt thép
Tạo cốt thép có hình dáng đúng như trong thiết kế
Trong xây dựng thường gặp các dạng sau :
- uốn moc 180 độ (chỉ dành riêng cho thép trơn)
- uốn góc 90 độ
- uốn vai bò 45 độ
Uốn thép có thể làm thủ công hoặc máy. Khi uốn phải có chốt giữ thanh thép đứng
yên, chốt cố định làm điểm tỳ để uốn và chốt di động để để quay thanh thép quanh
chốt cố định, khi làm thủ công có thay chốt di động bằng vam, ống thép, thépcàng
cứng thì cánh tay đòn (vam, ống thép) phải càng dài
Khi uốn lưới thép phải có bệ giá và bàn uốn


Câu 60: Hàn đối đầu
Nối hai thanh thép đối đầu với nhau
Kỹ thuật: dùng dong điện hạ thế 1,2 – 9V chạy qua hai thanh thép định hàn, tại
đầu tiếp xúc giữa hai thanh thép có điện trở lớn nên làm sinh nhiệt đốt đỏ đầu hai
thanh thép, khi đó dùng áp lực khoảng 200 – 600 KG/cm2 ép lại hai đầu thanh thép lại
với nhau.
Điều kiện áp dụng : chỉ áp dụng cho thanh thép Φ>12mm
- hàn liên tục với thép nhóm C1
- hàn k liên tục với thép nhóm C2, C3
(sơ đồ hàn tự vẽ^^)










Câu 61 : Hàn tiếp điểm
Điện dc hạ áp từ 380V xuống còn 3 – 9V, hai thanh thép dc dặt tiếp xúc với
nhau tại điểm định hàn và kẹp giữa hai cực của máy hàn, dòng điện thứ cấp dc phóng
qua hai cực của máy hàn và giữa hai thanh thép, làm thép nung đỏ lên, dùng lực ép hai
thanh thép vào với nhau giúp chúng dc hàn tại điểm tiếp xúc
Có hai chế độ hàn
- hàn cứng : dùng cho thép mềm, s/d dòng điện mạnh I=300.10^6 A/m2. thời
gian hàn ngắn t= 0.01-0.5s
- Hàn mềm: dùng cho thép cứng, s/d dòng điện yếu hơn I<160.10^6 A/m2,
thời gian hàn lâu hơn t=0.5 – 4s
Áp dụng: cho hàn lươid hàn khung với Φ<10mm

Câu 62: hàn hồ quang
Dùng dòng điện có điện áp 40- 60V tạo ra tia hồ quang, đốt chảy que hàn lấp trống chỗ
hàn, là phương pháp dc áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Khi hàn đảm bảo mối hàn
nhẵn, k cháy, k đứt quãng và thu hẹp cục bô, đảm bảo chiều cao và chiều dài đường
hàn.
Chỉ áp dụng cho thanh thép chịu nén có Φ>8mm, tốt nhất là nên lớn hơn 12mm




Câu phụ thêm 1: Kĩ thuật nối buộc cốt thép?
Hai thanh thép được đặt chập lên nhau, dùng thép mềm 1mm buộc ở 3 điểm , sau đó
đổ bê tông chùm kín thanh thép. Mối nối fảI được bảo dưỡng và không bị rung động,
nó chỉ chịu được lực khi bê tông đạt được cường độ. kĩ thuật như sau:


-



-

-
-


chiều dài đoạn chập của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới cốt thép không
nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm với thép chịu
nén.
Khi nối buộc cốt thép ở vùng chịu kéo fảI uốn móc đối với thép trơn. cốt thép có
gai không cần uốn móc.
Phương fáp nối buộc chỉ ap dụng với thép có đường kinh nhỏ hơn 16mm
Trên mỗi tiết diện cắt ngang, số mối nối không quá 25% với thép trơn và 50% so


với thép gai
ít sử dụng với kết cấu đứng, sử dụng phổ biến với dầm,sàn,móng.

Câu phụ thêm 2: Kỹ thuật hàn cốt thép


















Cau 45: kĩ thuật hàn nối cót thép:
a).Hàn tiếp điểm sơ đồ kỹ thuật hàn điều kiện áp dụng?


-


Nguyên lí :Điện áp được hạ áp qua biến thế từ 380V xuống 3-9V .Hai thanh thép


C1;C2 đươc đăt tiếp xúc nhau tại điểm định hàn kẹp giữa hai cực của máy hàn
.Dòng thứ cấp của máy hàn được đặt giữa hai cực của máy.Khi mạch điện đóng
dòng điện phóng qua 2 cực và hai thanh thép hàn lam no nung đỏ lên ,dùng một
lực mạnh ép hai cực hàn lại làm cho 2 thanh thép liền lại vợi nhau ở điểm tiếp xúc
Điên trở của hệ thống hàn :
R=R1+R2+R3+R4+R5
R1,2:điện trở tại tiếp điểm giữa cực va thanh thép
R3,4:điện trở của hai thanh thép hàn
R5:điện trở tại tiếp điểm giữa hai thanh thép
- điều kiện sử dụng:Có hai chế độ hàn :
hàn cứng: dùng cho thép mềm sử dụng dòng điện mạnh I<300*10^6A/m2, thời
gian ngắn t=0.01-0.5 s
hàn mềm: dùng cho thép cứng dòng điện yếu hơn (I<160*10^6 A/m2) thời gian
hàn lâu hơn (t=0.5-4s)
Hàn tiêp điểm thường dùng hàn lưới, hàn khung với cốt thép có đường kính d<10mm.
Máy hàn điểm có nhiều loại, loại một cực di động dung f để hàn khung không gian,
loại nhiều điểm cố định dùng hàn lưới. Người ta đã chế tạo máy hàn tự động và bán tự
động.

b).Hàn đối đầu sơ đồ kỹ thuật hàn điều kiện áp dụng?
là phương pháp hàn ép nối hai thanh thép đối đầu lại với nhau.


-




-


Nguyên lí :Dùng dòng điện hạ thế có điện áp 1.2-9V chạy qua hai thanh thép định
hàn. Tại điểm tiếp xúc của hai đầu thanh thép điện trở lớn,nên làm sinh nhiệt đốt
đỏ đầu thanh thép khi đó ding lực ép chúng lại với áp lực ọ =200 -600kG/cm2
chúng sẽ được nối liền.
Điều kiện áp dụng: chỉ áp dụng với thép chịu nén có đường kính lớn hơn 12mm


.Tai điểm nối thanh thép bị phình to ra và cứng lên , nên dòn.Có hai chế độ hàn đối
đầu:
Hàn liên tục:là hàn ép một lần áp dụng với thép nhóm C1 với dòng điện 800A/cm2
Hàn ko liên tục la hàn ép vào nhả ra một vài lần đến khi liền ,dòng điện hàn ko
liên tục nhỏ hơn khoảng 250 -700A/cm2 áp dụng cho thép nhóm C2,3
c). Hàn hồ quang, sơ đồ và kĩ thuật hàn, điều kiện áp dụng và các kiểu mối hàn ?


-

-


Nguyên lí: Dùng dòng điện có điện áp 40-60V tạo ra tia hồ quang đốt chảy que
hàn. hàn hồ quang là phương pháp hàn phổ biến nhất trong xây dựng
Đièu kiện sử dụng: chỉ dùng hàn cốt thép có đường kính lớn hơn 8mm, tốt nhất là


lớn hơn 12mm. khi hàn phaỉ đảm bảo bề mặt mối hàn nhẵn, không cháy không đứt
quãng và thu hẹp cục bộ, phảI đảm bảo chiều cao và chiều dài đường hàn. hàn hồ
quang có thể thực hiện các loại mối nối khác nhau. Hàn đối đầu dùng cho cốt thép
chịu nén. Khi hàn phảI chú ý trục của 2 thanh thép phảI trùng nhau. Hàn ốp thép
góc, ốp thép tròn sử dụgn khi không uốn đựoc thép để đồng trục và không thực
hiện hàn hai phía.
Các kiểu mối hàn : Hàn chắp chéo, Hàn ốp sắt tròn, Hàn ốp sắt góc, Hàn ốp thép góc










Câu 63: Các phương pháp đặt cốt thép vào ván khuôn
Có 3 phương pháp :
- Đặt từng thanh : từng thanh cốt thép dc đưa vào khuôn sau đó mới thực hiện
hàn, buộc để tạo thành khung cốt của kết cấu. pp này k cần dùng phương
tiện vận chuyển nhưng tốn nhiều nhân công, và nguy hiểm khi làm việc trên
cao
- Đặt từng phần: Cốt thép dc buộc thành từng phần sau đó đưa vào khuôn ng
ta mới thực hiện liên kết các ohần đó với nhau. PP này giảm dc một phần
nhân công nhưng vẫn phải chuyển cốt thép vào khuôn bằng tay nên vẫn
nguy hiểm nhất là khi khối lượng cốt thép lớn
- Đặt toàn bộ : Cốt thép dc hàn, buộc hoàn toàn tạo thành khung, lưới ngay tại
xưởng cốt thép, sau đó đc đưa lên đặt vàp khuôn, ng ta chỉ bổ sung một vài
chi tiết liên kết chúng với nhau. Pp này giảm lao động tại công trường
xuống mức tối thiểu, nhưng đòi hỏi có phương tiện vận chuyển, nâng, lắp
tương ứng





Câu 64: Nghiệm thu cốt thép
Trước khi đổ bêtông phải tiến hành nghiệm thu cốt thép với các nội dung sau:
+ Chủng loại thép và sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
+ Công tác gia công cốt thép: cắt, uốn, làm sạch cốt thép.
+ Hình dáng, kích thước của cốt thép, số thanh, khoảng cách giữa các thanh so
với thiết kế.
+ Sự thích hợp của các con kê tạo lớp bảo vệ cốt thép: Kích thước vật liệu chế
tạo, mật độ (không được lớn hơn 1m một con kê ).
+ Độ ổn định của cốt thép trong khuôn: Ổn định của các thanh thép, giữa các lớp
thép, và toàn bộ cốt thép trong khuôn.
+ Các hồ sơ cần có khi nghiệm thu cốt thép:
- Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi
công và kèm theo biên bản về quyết đinh thay đổi.
- Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia
công cốt thép.
- Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
- Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt
thép.
- Nhật ký công trình.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét