Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Chuong 4: Kỹ thuật thi công đất

Chương IV: Kỹ thuật thi công đất.

Câu 15. Nguyên tắc tổ chức thi công đất thủ công

Đặc điểm: thi công bằng phương pháp truyền thống. Dụng cụ để làm đất là xẻng, cuốc,
mai, kéo cắt đất, … Dụng cụ vận chuyển đất là quang gánh, xe cút kít, xe cải tiến, …

Nguyên tắc:
Chọn dụng cụ thích hợp: xúc dùng xẻng vuông, đào dùng xẻng tròn, đất cứng
dùng cuốc chim, đất mềm dùng cuốc, …
Tìm cách giảm công lao động trước khi cho thi công (tăng giảm độ ẩm của đất,
độ ẩm của mặt bằng)
Tổ chức thực hiện hợp lý: phân công tuyến làm việc hợp lý, không để tập trung,
trồng chéo. Hướng đào đất thẳng góc với hướng vấn chuyển,…

An toàn:
Thực hiện đào đất đảm bảo mái dốc hố đào nhỏ hơn độ dốc tự nhiên, không để
phá vỡ cấu trúc đất
Đào đất ở khu vực có nước cần có rãnh thóat nước, thu nước, rãnh phải được
hoàn thành trước khi bắt đầu mỗi đợt đào
Khi đào đất sâu phải cố biện pháp chống, chắn hay đào kiểu bậc thang
Hố phải có mái dốc để chống sụt lở, với đất yếu có thể phải dùng cọc để gia cố
thành hố đào.





Câu 17,18,19 Máy đào gầu thuận

Đặc điểm:
Tay gầu khoẻ, ngắn, đào được đất từ cấp 1 đến cấo 4
Khả năng tự hành cao
Khi làm việc vừa đào, quay, đổ đất lên xe vận chuyển
Dung tích gầu từ 0.35-6m3
Chỉ làm việc được ở nơi khô ráo
Khi đào đứng ở bên dưới, vì vậy phải mở đường cho máy lên xuống

Ứng dụng:
Đào hố móng có nền đất tại vị trí cao trình máy đứng ổn định, không bị ngập
Dùng với công việc có khối lượng đào lớn, chiều sâu ~ 5m

Sơ đồ:
Bán kính hố <1,5 bán kính đào max: đào dọc, đổ một bên
Bán kính hố <1,9 bán kính đào max: đào dọc, đổ 2 bên
Bán kính hố <2,5 bán kính đào max: đào dọc, chạy chữ chi

Chu kì làm việc:
T=thời gian đào+thời gian làm đầy gầu+2xthời gian quay+thời gian đổ lên xe vận
chuyển (thời gian quay là quan trọng nhất)





Câu 20,21 Máy đào gầu nghịch

Đặc điểm:
Tay cần dài
Khả năng tự hành cao
Dung tích gầu 0,15-0,5m3
Năng suất thấp hơn máy đào gầu thuận cùng dùng tích gầu
Khi đào có thể đứng trên cao đào ở dưới thấp

Ứng dụng:
Đào hố nông
Đào ở các vị trí bị ngập nước (đứng trên cao đào)

Sơ đồ:
Tương tự máy đào gầu thuận, nhưng có thể đào tiến hoặc đào lùi


























Câu 22, 23 Máy đào gầu dây

Đặc điểm:
Tay cần dài, gầu có thể văng nên phạm vi đào lớn
Năng suất thấp hơn máy đào gầu thuận và nghịch cùng dung tích gầu
Đổ đất không linh hoạt do dùng cáp mềm
Có khả năng đứng cao, đào sâu, đào hố có nước

Ứng dụng:
Dùng khi hố đào ngập sâu trong nước
Dùng khi đất đào lên chỉ cần đổ thành đống

Thông số kỹ thuật
R1: bán kính quăng gầu lớn nhất
H1: chiều sâu đào lớn nhất ở một vị trí đứng
R2: bán kính đổ đât
H2: chiều cao đổ đất lớn nhất

Năng suất máy đào một gầu

Pkt=3600/Tck*q*Ks/rô
Pkt: năng suất kỹ thuật (m3/h)
Tck: chu kỳ hoạt động (s)
Q: dung tích gầu (m3)
Ks: hệ số xúc đất
rô: độ tơi ban đầu

Ptd=Pkt*Z*Kt
Ptd: năng suất thực tế
Z: số giờ làm việc một ca
Kt: hệ số sử dụng thời gian

Biện pháp nâng cao năng suất:
Về mặt kỹ thuật: giảm Tck, tăng Ks Về mặt tổ chức: tăng Kt












Câu 24 25 Máy ủi

Đặc điểm:
Có nhiều loại công suất và kích thước
Có cả loại bánh lốp và bánh xích
Có thể thay đổi góc đẩy 60-90độ theo phương vuông góc trục máy và 5-6độ theo
phương ngang

Ứng dụng:
Đắp nền 1-1,5m
Đào hố rãnh sâu 1-1,5m
Thích hợp để cạo lớp cây cỏ trên mặt đất mềm, bóc lớp đất mặt, lấp chỗ trũng, …

Sơ đồ hoạt động
Tiến – lùi: dùng khi cần chuyển đất phạm vi 10-50m lấp hố, rãnh
Tiến – quay:

Năng suất:
Ptd=3600*Z*q*Ks*Ki*Kt/Tck
Ptd: năng suất thực tế
Z: số giờ làm việc một ca
Q: dung tích đất trước bàn gạt
Ks: Hệ số rơi vãi (càng chạy xa càng rơi nhiều)
Kt: hệ số thời gian
Ki: hệ số phụ thuộc độ dốc mặt đất
Tck=ld/vd+lvc/vvc+(ld+lvc)/v0+t
Ld,vd: quãng đường, vận tốc đào đất
Lvc,vvc: quãng đường, vận tốc vận chuyển đất
V0: vận tốc máy chạy về
T0: thời gian máy quay, nâng hạ bàn gạt

Nâng cao năng suất:
Khoảng cách vận chuyển hợp lý 30-40m
Khi ủi khoảng cách lớn, cho ủi theo rãnh, ủi đôi hay ủi thành từng đợt


Câu 26, 27 Máy cạp

Đặc điểm:
Là máy đào chuyển đất có năng suất cao.
Thường dùng phối hợp với máy ủi để nâng cao năng suất
Dung tích thùng công tác thường từ 2,25-10m3

Ứng dụng:
Thường dùng ở các công trình thủy lợi lớn và công trình giao thông theo tuyến

Sơ đồ cắt đất:
Tuần tự: một nửa số nhát cắt nặng, một nửa số nhát cắt nhẹ
Ô cờ: nhát cắt nửa đầu nặng nửa sau nhẹ
Hình dáng nhát cắt (tam giác, răng cưa, thang) ảnh hưởng lớn đến năng suất, phụ thuộc
loại đất (rời, ẩm, khô) và độ chặt của đất

Sơ đồ hoạt động:
Hình elip
Hình số 8 -> giảm góc quay xe mỗi chu kỳ
Hình con thoi -> giảm số lần quay máy

Năng suất:
Ptd=(3600*Z*q*Ks*Kt)/(Tck*rô)
Ptd:năng suất thực tế
Z: số giờ làm việc 1 ca
Q: dung tích thùng
Ks: hệ số xúc đầy thùng
Kt: hệ số thời gian
Tck: chu kỳ
Rô: độ chặt ban đầu của đất

Tck=l1/v1+l2/v2+l3/v3+l4/v4
L1,v1: quãng đường và vận tốc cạp
L2,v2: quãng đường và vận tốc chuyển
L3,v3: quãng đường và vận tốc rải
L4,v4: quãng đường và vận tốc trở về

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét