Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Chuoong 8: Công tác ván khuôn

Chương VIII: Công tác ván khuôn.

Mục đích của ván khuôn, cột chống và sàn thao tác
+ Ván khuôn làm khuôn mẫu tạm thời nhằm tạo ra những hình dạng kết cấu công
trình theo yêu cầu thiết kế, kiến trúc.
+ Chịu các tải trọng (thẳng đứng, nằm ngang) do trọng lượng vữa bê tông ướt,
các hoạt tải sinh ra trong quá trình thi công.
+ Quyết định tính chất bề mặt của kết cấu.
+ Cột chống đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định theo yêu cầu
+ Hệ cột chống nhận tất cả các tải trọng từ trên ván khuôn truyền xuống và
truyền xuống nền.
+ Chống lại các lực xô ngang, tải trọng gió và đỡ sàn thao tác.




Câu 44: những yêu cầu kĩ thuật đối với ván khuôn
Trả lời:đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật sau:
+) thiết kế đúng kích thước của các bộ phận kết cấu công trình
+) Phải bền, cứng, ổn định, k cong vênh
+) Phải gọn nhẹ, tiện dụng, dễ tháo lắp
+ Không gây khó khăn trong việc lắp đặt cốt thép, đổ, đầm bê tông
+ An toàn trong sử dụng.
+) Phải dùng dc nhiều lần. Đối với ván khuôn gỗ phải đc dùng từ 3-7 lần, ván khuôn
kim loại dùng từ 50-200 lần. Để dùng dc nhiều lần, ván khuôn sau khi dùng cần dc
cạo, tẩy sạch sẽ ; bôi dầu mỡ, cất đặt vào những nơi khô ráo, gỗ dùng làm ván khuôn
phải đảm bảo chất lượng thường là gỗ nhóm V-VII


Câu 45: Phân loại ván khuôn
Trả lời:
*) Theo vật liệu
- ván khuôn gỗ
- ván khuôn kim loại
- Ván khuôn bằng tấm bê tông cốt thép
- Ván khuôn bằng cao su, chất dẻo
*) Theo cấu kiện
- Ván khuôn móng
- Ván khuôn cột
- Ván khuôn dầm, sàn
- Ván khuôn tường
*) Theo kĩ thuật tháo lắp thi công
- Ván khuôn cố định
- Ván khuôn di động (di động đứng, di động ngang)
- Ván khuôn luân chuyển
- Ván khuôn ốp mặt


Câu 46: Chức năng các bộ phận của ván khuôn
Trả lời:
+) Ván khuôn: có chức năng làm khuôn đúc định hình cho bê tông khi bê tông còn
chưa đông kết, đảm bảo các kích thước thiết kể của các cấu kiện,
+) Nẹp : đối với các cấu kiện lớn thì ván khuôn dc ghép từ nhiều các ván nhỏ để đảm
bảo kích thước cấu kiện, khi đó nẹp có tác dụng liên kết các tấm với nhau, đồng thời
chịu tải trọng cùng ván khuôn
+) Xà gồ: như một dầm đơn giản chịu tải trọng trực tiếp từ ván khuôn sàn, giúp ván
khuôn sàn không bị mất ổn định khi thi công
+) Cột chống: giúp truyền tải trọng từ ván khuôn, xà gồ xuống đất, cũng đảm bảo cho
xà gồ, ván đáy dầm không bị võng
+) Giằng: có tác dụng làm cho cột chống k bị mất ổn định ngang, giúp tạo thành hệ cột
chống với khả năng chịu tải trọng tốt hơn
+) Nêm: giúp chúng ta có thể linh hoạt thay đổi chiều cao cột chống trong thi công,
đồng thời cho phép tháo lắp ván khuôn dễ dàng và nhanh chóng
Câu 47: Cấu tạo ván khuôn móng đơn, móng băng
a) : Móng băng có tiết diện phức tạp , b) : Móng băng có tiết
diện đơn giản
1 : Ván thành, 2 : Nẹp đứng, 3 : Thanh giằng, 4 : Nẹp đứng
đồng thời là cọc thế
5 : thanh văng ngang, 6 : thanh cữ, 7 : thanh chống, 8 : Bản


+ Ván thành móng được cấu tạo từ 1 hay nhiều tấm khuôn được liên kết lại với nhau
nhờ nẹp ván thành, số lượng phụ thuộc vào chiều cao của thành móng. ( chiều cao lớn
hơn chiều cao của móng 5-10cm ) Dọc theo chiều dài ván thành người ta bố trí các
khung đỡ ( thanh chống xiên và gỗ định vị ) với khoảng cách được tính toán hợp lí
nhằm chịu các áp lực ngang do vữa bê tông còn ướt gây ra và những hoạt tải phát sinh
trong quá trình đổ bê tông như: áp lực đầm, áp lực do đổ bê tông.
+ Nếu móng gồm nhiều bậc thì bậc trên lại dựa vào bậc dưới và cũng được liên
kết với các điểm cố định xung quanh.
+ Ván khuôn cổ móng: có cấu tạo giống ván khuôn cột gồm 4 tấm khuôn được


liên kết lại với nhau nhờ đinh và gông cổ móng. Gông cổ móng vừa làm nhiệm vụ liên
kết các ván khuôn lại với nhau, vừa là gối tựa cho ván khuôn chịu các lực ngang do
vữa bê tông tươi và các hoạt tải sinh ra trong quá trình thi công đổ bê tông.

Câu 48: Cấu tạo ván khuôn cột
1. Tấm ván khuôn; 2. Nẹp để liên kết các tấm ván khuôn; 3. Gông cột; 4. Khung gia cường tại
các mối nối dầm - cột; 5. Khung định vị; 6. Lỗ chừa để vệ sinh chân cột; 7. Lỗ để đổ bê tông;
8. Thanh chống hay dây giằng; 9. Tăng đơ; 10. Móc sắt chờ sẵn; 11. Thanh gỗ tạo điểm tựa;
12. Chốt gông cột.

Cấu tạo ván khuôn cột bao gồm: 4 hoặc nhiều mảng ghép lại với nhau bằng nẹp gỗ.
Giữa các mảnh ván khuôn liên kết với nhau thành hình dàng kết cấu nhờ hệ gông cột.
Khoảng cách giữa các gông và chiều dày ván thiết kế chống lực xô ngang.
Phía chân cột chừa cửa nhỏ để vệ sinh, đầu cột được chừa để ghép ván dầm.
Khi cột cao hơn 2.5m phải chừa cửa để đổ bê tông khoảng giữa.


Câu 49: Cấu tạo ván khuôn dầm, sàn

Câu 51: Cấu tạo ván khuôn sàn.



Các bạn tự biên tự diễn nhé ^^ mệt bỏ éo đánh nữa. Giống đồ án ấy mà ^^ ho ho
ho

Câu 50: Cấu tạo ván khuôn tường.
Ván khuôn tường
1. Tấm khuôn; 2. Sườn ngang; 3. Sườn dọc; 4. Bu lông giằng; 5. Bản

đệm; 6. Ống nhựa;

7. Thanh định vị; 8. Thanh cữ bằng bê tông; 9.

Thanh cữ tạm bằng gỗ; 10. Mẩu gỗ chôn sẵn trong bê tôn; 11. Thanh
chống xiên (hay dây giằng); 12. Con bọ; 13. Móc neo chờ sẵn;    14.
Nẹp ngang làm điểm tựa.
Câu 54: Nghiệm thu ván khuôn:

Trước khi lắp đặt cốt thép cần phải nghiệm thu ván khuôn.
Mục đích:

-
-

Tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra sau này.
Xem xét đánh giá lại những yêu cầu đã nêu ra có đáp ứng hay không.

Nội dung nghiệm thu:

-

-
-
-
-
-

Kiểm tra lại tim, cốt, cao độ và vị trí của ván khuôn có bị sai lệch với thiết kê
hay không.
Kiểm tra lại hình dáng, kích thước vủa ván khuôn.
Kiểm tra lại độ bằng phẳng, các khe nối, khe hở giữa các tấm ván.
Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, đà giáo và sàn công tác.
Kiểm tra nghiệm thu các giải pháp an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy.
Chống dính cho ván khuôn: Lớp chống dính phải phủ kín các mặt ván khuôn

tiếp xúc với bê tông.

-

Vệ sinh bên trong ván khuôn: không còn rác, bùn đất và các chất bẩn khác bên

trong ván khuôn.

-

Độ ẩm của ván khuôn gỗ: Ván khuôn gỗ phải được tưới nước trước khi đổ bê

tông.

Phần phụ: Nghiệm thu đà giáo.
Đà giáo
+ Kết cấu đà giáo: Đà giáo phải được lắp đặt đảm bảo kích thước, số lượng theo
thiết kế.
+ Chống cột: Phải được kê, đệm, đặt lên trên nền cứng, đảm bảo ổn định. Hạn
chế nối cột chống, các mối nối không được bố trí trên cùng một mặt cắt ngang và ở vị
trí chịu lực lớn.
+ Độ cứng và độ ổn định: cột chống được giằng chéo và giằng ngang đủ số
lượng, kích thước và vị trí theo thiết kế.


Câu 55: Kỹ thuật tháo dỡ ván khuôn:
+ Phải tháo dỡ theo đúng trình tự đã được qui định sao cho trong quá trình tháo
dỡ, kết cấu làm việc theo đúng sơ đồ kết cấu đã được tính toán. Khi tháo dỡ ván
khuôn, đà giáo tránh không gây ra ứng suất đột ngột hay va chạm mạnh làm hư hại đến
kết cấu.
+ Ván khuôn và đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đã đạt được cường độ cần
thiết.
+ Đối với các ván khuôn không chịu lực (ván khuôn thành, cột, tường...) được
tháo dỡ khi bê tông đã đạt được cường độ tối thiểu là 25kg/cm2.
+Đối với ván khuôn, đà giáo chịu lực của kết cấu (ván khuôn đáy dầm, sàn...)
nếu không có chỉ dẫn của thiết kế thì được tháo dỡ theo qui định sau:
+ Các kết cấu ô văng, console, sê nô chỉ được tháo dỡ cột chống và ván khuôn
đáy khi cường độ bê tông đã đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
+ Tháo dỡ ván khuôn đà giáo ở các tấm sàn ở các nhà nhiều tầng được thực
hiện như sau:
- Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê
tông.
- Tháo dỡ từng bộ phận cột chống ván khuôn của tấm sàn kề dưới nữa theo
nguyên tắc 2 tầng rưỡi. Giữ lại các cột chống giữa sàn, dầm phụ thuộc chiều dài kết
cấu.

4 nhận xét: